Thursday, September 13, 2012

Vài dòng về Viewfinder

Viewfinder có 2 thông số đó là Coverage (độ bao phủ) và Magnification (độ phóng đại). Ví dụ khi ta đọc các thông số về Viewfinder của D300, D700 và D3 sẽ thấy các thông số là:
D300:
• 100% coverage
• 0.94x magnification
D700:
• 95% coverage
• 0.72x magnification
D3:
• 100% coverage
• 0.7x magnification

- Coverage (độ bao phủ) cho ta biết là Viewfinder này cho ta thấy bao nhiêu % của bức ảnh thật khi ta chụp ra. Nếu số này bé hơn 100% (98%, 95% ... gì đó) thì khi ta ngắm trong viewfinder ok rồi, chụp và nhìn lại ảnh sẽ thấy nó thừa ra 1 tí. Vậy nên khi dùng các máy có Viewfinder với độ bao phủ như thế này bao giờ mình cũng phải tính thừa ra một chút :D
- Magnification (độ phóng đại) cho ta biết độ phóng đại của viewfinder này so với kích thước ảnh mang lại của ống kính. Nói nôm na cho dễ hiểu là bình thường nếu các bác lắp ống kính tiêu cự 50 mm vào máy ảnh thì trên lí thuyết bác phải nhìn chủ thể (em tạm gọi là "mẫu" đi cho gọn) phải có kích thước bằng với mắt thường bác nhìn (Các bác có thể kiểm chứng bằng cách khi ngắm qua máy ảnh thì các bác cứ mở 2 mắt, bác sẽ thấy 2 mẫu để so sánh: 1 mẫu là do mắt thường bác nhìn thấy và 1 mẫu là ảnh qua viewfinder + ống kính). Tuy nhiên thường thì ảnh ngắm qua máy có lắp ống kính 50 lại bị bé đi một chút là do thông số của viewfinder thường là do magnification nhỏ hơn 1x :D


(Nguồn: vnphoto.net - Tác giả: ca_sau)

Monday, June 11, 2012

Wedding Photojournalism và những lưu ý khi thực hiện bộ ảnh cưới Phóng sự

Xu hướng chụp ảnh cưới Phóng sự (hay còn có cái tên tiếng Anh: Wedding Photojournalism) đang được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam chọn lựa để ghi lại những hình ảnh tràn đầy hạnh phúc trong hôn lễ của mình.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được phong cách này đúng nghĩa và làm thế nào để thực hiện được một bộ ảnh theo phong cách Phóng sự đẹp và đúng chất. Chị Như Cầm - một Wedding Planner có uy tín và nhiều kinh nghiệm tại Sài Gòn đã chia sẻ những quan điểm cũng như một vài kinh nghiệm để thực hiện một bộ ảnh cưới Phóng sự.

Đã gọi là ảnh cưới Phóng sự thì phải ghi lại đầy đủ và chân thực nhất những gì xảy ra trong đám cưới. Chính vì thế nên “journalism” chỉ được áp dụng cho bộ ảnh khi làm lễ (ceremony)trong buổi tiệc (reception) mà thôi. Còn album ảnh cưới thì không thể nào gọi là “journalism” được. Đây chính là điều đầu tiên và cơ bản nhất. Nhưng buồn cười thay là nhiều studio vẫn tự tin quảng cáo chụp style “journalism” cho 1 album cưới bình thường.

Thế nhưng, nếu ngẫm lại thì bộ ảnh mà tất cả mọi người vẫn thường chụp trước đây ở Việt Nam khi nhà trai sang rước dâu, trao mâm quả, làm lễ gia tiên… cho đến khi nhập tiệc, chào bàn… thì gọi là gì? Theo cá nhân mình, thì nó cũng chính là “journalism”, chỉ có điều là “journalism” kiểu Việt mà thôi.

Vậy chúng khác nhau thế nào?
Tuy cả 2 kiểu đều là “journalism”, nhưng khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự tự nhiên. Nếu những thợ ảnh VN luôn bắt mọi người tạo dáng, pose này nọ để chụp thì “Journalism” tôn thờ tự nhiên. Họ bỏ qua những quan niệm kiểu “cưới là vui, chỉ được cười”, họ ghi lại tất cả: niềm vui, sự hồi hộp, lo âu, căng thẳng… và cả những giọt nước mắt.
Kỹ thuật: thế nhưng, điều đó không có nghĩa là chụp lung tung. “Journalism” phải có khuôn hình đẹp (tròn trịa), góc nhìn lạ, bố cục hài hòa, màu sắc không bị tán loạn giữa quá nhiều chủ thể chuyển động và focus vào nhân vật chính được chụp… Kết hợp những yếu tố đó với việc không thể gượng ép tạo dáng trước khi chụp nên không phải bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng có thể chụp “journalism” và không phải cứ chụp bừa là thành “journalism”.
Cảm xúc: một bộ ảnh không có cảm xúc thì không thể gọi là “journalism”. Cảm xúc của cô dâu, chú rể, bố mẹ, bạn bè, những người trong cuộc và cả cảm xúc của nhiếp ảnh gia.

Đầy đủ: ngắn gọn là bộ ảnh phải đầy đủ những khoảnh khắc quan trọng của 1 đám cưới hoặc ít nhất thì cũng đủ những giây phút hạnh phúc của cô dâu, chú rễ.
Làm thế nào để có 1 bộ ảnh “journalism” đẹp?
  • Dĩ nhiên điều đầu tiên là 1 photographer chuyên nghiệp và hiểu rõ về “journalism” rồi. Thông thường ở nước ngoài, họ sẽ có 2 photographer, như vậy mới bắt đủ khoảnh khắc của tất cả mọi người. Chứ 1 thôi thì không thể nào bắt đủ và bắt kịp được hết.
  • Kế đến, bạn phải có 1 khung cảnh đẹp. Sự chuẩn bị trong những resort hay khách sạn sang trọng luôn cho bạn 1 background hoàn hảo. Còn nếu ở nhà, bạn sẽ phải chú ý đến nhiều yếu tố có thể làm hỏng background như: màu tường cũ, sơn tróc, trầy xước, đồ đạc bừa bãi, màu sắc nhợt nhạt thiếu sức sống…
  • Cảm xúc chân thật: hãy quên đi sự có mặt của photographer để sống với cảm xúc của mình. Một khi bạn còn để ý đến sự có mặt của nhiếp ảnh gia và cố gắng làm sao để mình lên hình đẹp thì sẽ mất đi sự tự nhiên. “Journalism” luôn bắt được những shot rất lạ và ngộ nghĩnh.
  • “Journalism” còn rất lạ và mới mẻ. Vì thế, theo mình bạn cứ mời 1 ekip chụp hình quay phim bình thường kiểu VN bên cạnh 1 photographer. Đừng quên và lầm tưởng photographer chụp “journalism” có thể làm thay công việc của 1 ekip chụp hình quay phim bình thường để có thể làm hài lòng bố mẹ và những người lớn trong gia đình bạn nhé!